• Phòng tiêm vắc-xin POTEC
Hỏi đáp

Hỏi: Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai (PNMT) có gây ảnh hưởng bất lợi gì không cho bà mẹ và cho thai nhi?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Về mặt lý thuyết, tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai có thể có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến phát triển bào thai. Do đó vắc xin sống giảm độc lực nhìn chung là chống chỉ định trong thời kì mang thai. Chống chỉ định tiêm các vắc xin như đậu mùa, sởi, quai bị rubella và thủy đậu cho PNMT. Hiện không có bằng chứng về nguy cơ đối với bào thai do việc tiêm vắc xin bất hoạt hoặc vắc xin giải độc tố cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai trong thời kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có nguy cơ mắc bệnh cúm phải nhập viện, do đó cần tiêm vắc xin cúm bất hoạt cho tất cả phụ nữ đang mang thai. Vắc xin bại liệt tiêm có thể dùng cho phụ nữ mang thai nếu có nguy cơ phơi nhiễm với vi rút bại liệt hoang dại. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin viêm gan B cho phụ nữ mang thai. Vắc xin Viêm gan A, phế cầu, vắc xin não mô cầu cần được xem xét tiêm cho phụ nữ mang thai để phòng các bệnh này. Phụ nữ mang thai đến các vùng có dịch sốt vàng thì phải được tiêm vắc xin sốt vàng. Không có nguy cơ đối với bào thai khi tiêm kháng huyết thanh cho PNMT.

Hỏi: Có nên tiêm vắc xin cho các bà mẹ đang cho con bú không?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Không có vắc xin sống và bất hoạt nào khi tiêm cho bà mẹ cho con bú gây mất an toàn với cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mặc dù vi rút sống có trong vắc xin có thể nhân lên ở những người tiêm vắc xin, đa số những vi rút vắc xin này không có trong sữa. Mặc dù vi rút có trong vắc xin Rubella có thể có mặt trong sữa mẹ nhưng vi rút thường không gây nhiễm cho trẻ, nếu có xảy ra thì không gây bệnh vì vi rút đã được làm yếu đi rồi. Về nguyên tắc không nên tiêm vắc xin sốt vàng cho những bà mẹ đang cho con bú, tuy nhiên nếu họ đi đến vùng có sốt vàng và nguy cơ mắc cao vẫn phải tiêm vắc xin. Không có bằng chứng cho rằng việc truyền kháng thể thụ động sang sữa có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của vắc xin sống. Trẻ bú sữa mẹ phải được tiêm vắc xin như theo đúng lịch của tiêm chủng quy định.

Hỏi: Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Nhìn chung, các trường hợp trẻ sinh non trước 37 tuần, không quan tâm đến cân nặng lúc sinh, phải được tiêm chủng đúng lịch và theo quy định như đối với trẻ sinh đủ tháng. Cân nặng lúc sinh và chiều dài trẻ không phải là yếu tố để xem xét việc có nên tiêm vắc xin hay không trừ vắc xin VGB. Trẻ phải được tiêm đủ liều (không chia hoặc giảm liều). Tỷ lệ đáp ứng kháng thể có thể giảm đi ở một số trẻ sinh non, nhẹ cân dưới 2000g sau khi tiêm vắc xin VGB lúc sinh.Tuy nhiên khi trẻ ngoài 1 tháng tuổi thì chúng có đáp ứng kháng thể giống như mọi trẻ bình thường khác. Trẻ sinh non từ bà mẹ dương tính với vi rút VGB và những bà mẹ không biết rõ tình trạng nhiễm VGB thì trẻ phải được tiêm huyết thanh miễn dịch cùng với vắc xin VGB và trong vòng 12 giờ sau khi sinh.

Hỏi: Có nên sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh không?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sởi-quai bị-rubella.

Hỏi: Những người suy giảm miễn dịch có nên được tiêm vắc xin không?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Ở những người có suy giảm miễn dịch, vắc xin có thể có hiệu quả thấp hơn trong thời kỳ suy giảm miễn dịch. Do đó nên hoãn tiêm vắc xin sống cho đến khi chức năng của hệ miễn dịch được cải thiện. Nếu đã tiêm vắc xin bất hoạt trong thời kì suy giảm miễn dịch thì cần phải tiêm nhắc lại vắc xin này khi hệ miễn dịch được phục hồi. Những người suy giảm miễn dịch thường có nguy cơ cao phản ứng sau tiêm sau khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực vì không có khả năng ức chế sự nhân lên của vi rút sống giảm độc lực. Do đó, ở hầu hết những bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm vắc xin sống (sởi-quai bị-rubella, thủy đậu, cúm sống, zoster, sốt vàng, BCG, rota) bởi vì có thể gây biến chứng nặng sau tiêm vắc xin. Ngoại trừ vắc xin cúm bất hoạt, không nên tiêm vắc xin trong thời kỳ dùng thuốc hóa trị liệu và chiếu xạ. Những người bị suy giảm miễn dịch nên tiêm các vắc xin cúm bất hoạt, vắc xin (như là phế cầu, não mô cầu và Hib). Những người trong cùng gia đình và những người có tiếp xúc gần và trực tiếp với những người suy giảm miễn dịch cũng nên được tiêm phòng vắc xin phù hợp theo lịch tiêm như vắc xin sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, rota, cúm. Tiêm các vắc xin bất hoạt đều an toàn cho những người bị suy giảm miễn dịch.

Hỏi: Cần phải làm gì khi xảy ra các phản ứng sau tiêm?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Mặc dù phản ứng nặng như sốc phản vệ là hiếm gặp nhưng đòi hỏi phải chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị để đáp ứng xử trí sốc phản vệ. Sốc phản vệ thường bắt đầu vài phút sau khi tiêm vắc xin, cần phải nhận biết sớm và điều trị kịp thời đề ngăn chặn suy tuần hoàn. Cần phải báo cáo tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin. Cần áp dụng cách thực hành chuẩn trong thực hành tiêm vắc xin để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh như là làm sạch, khử trùng thuốc tiêm, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiêm, sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, sử dụng vắc xin theo đúng đường theo qui định: uống, tiêm bao gồm tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da..

Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu hỗ trợ nào khác. Vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi. Ngoài ra Quý khách cũng có thể gửi yêu cầu hỗ trợ bằng cách nhập nội dung vào mẫu bên dưới.

Thông tin liên hệ
Họ Tên:
*
Điện thoại:
*
E-mail:
*
Câu hỏi:
*
Mã kiểm tra:
VIE Portal NG Captcha Image*